Chợ Đông Ba: khu chợ cổ giữa lòng cố đô Huế
By Gia phả Việt [quehuongtoi.vn]

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của khu chợ này qua những bộ ảnh hiếm hoi đi cùng năm tháng lịch sử để minh chứng cho sự tồn tại của một khu chợ cổ giữa lòng cố đô Huế.

Chợ Đông Ba được thành lập đầu tiên ở triều Gia Long (1802-1820) lúc ấy chợ được gọi với cái tên Qui Giả ở cửa Chánh Đông đến nay ngôi chợ lớn nhất, cổ nhất, giàu truyền thống nhất Huế đã có cái tuổi ngót nghét cũng phải hơn 200 năm. Còn nếu tính cái mốc 1899, thời điểm vua Thành Thái cho xây dựng lại chợ ở khu đất gần bờ sông Hương bây giờ, gắn liền với câu ca dao lịch sử thân thuộc của xứ Huế: “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại/ Cầu Trường Tiền đúc lại xi – moong”, thì chợ cũng đã vào cái tuổi 122 năm. Trong Nam, ngoài Bắc, cái tên Đông Ba sánh vai vế ngang hàng với Đồng Xuân (Hà Nội), Bến Thành (Sài Gòn), tạo nên ba cái chợ đầu mối lớn nhất của ba miền. Với cái tuổi “cố lão” và vai trò lịch sử – kinh tế ấy, Đông Ba đã góp phần tạo nên truyền thống văn hóa chợ không chỉ ở vùng văn hóa Huế mà cả đất nước Việt Nam.

Hình ảnh trên là cảnh bên trong khu chợ Đông Ba, vào khoảng những năm 1925-1930. Chợ được vua Đồng khánh cho xây dựng năm 1887.

Hình ảnh trên là cảnh bên trong khu chợ Đông Ba, vào khoảng những năm 1925-1930. Chợ được vua Đồng khánh cho xây dựng năm 1887.

Lầu chuông chợ Đông Ba được xây từ thời Thành Thái, đến thời Pháp thuộc trở thành tháp đồng hồ, là một nét kiến trúc đặc trưng của khu chợ nổi tiếng cố đô Huế xưa những năm 1900.

Lầu chuông chợ Đông Ba được xây từ thời Thành Thái, đến thời Pháp thuộc trở thành tháp đồng hồ, là một nét kiến trúc đặc trưng của khu chợ nổi tiếng cố đô Huế xưa những năm 1900.

Chợ Đông Ba vào thời Thành Thái lúc “đem ra ngoài giại” có quy mô gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phía tay phải 13 gian… đều lợp ngói. Giữa chợ có một tòa lầu vuông, ba tầng. Tầng dưới có 4 bức tường, mỗi tường có 2 cửa. Tầng trên 4 mặt đều có cửa, đều có mặt đồng hồ để điểm giờ khắc, đến giờ thì gõ chuông nên gọi là lầu chuông. Trong chợ có xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước. Khi lấy nước dùng tay quay máy, tự nhiên nước trong giếng tràn lên, phun ra. Đầu thế kỷ XX, đây là một công cụ phục vụ con người chưa từng có ở Huế.

Chợ Đông Ba nhìn từ máy bay, 1949. Ảnh: AAVH.

Chợ Đông Ba nhìn từ máy bay, 1949. Ảnh: AAVH.

Ngày nay, chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại lớn của thành phố Huế phục vụ thương mại cho dân cư trên địa bàn thành phố và nhiều du khách phương xa. Chợ có diện tích 22.742 m2 với hơn 2.700 lô hàng lớn nhỏ, 85 ngành hàng, từ mặt hàng cao cấp, xa xỉ đến mặt hàng bình dân, đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động phục vụ cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ tại chợ. Mỗi ngày lượng du khách và người mua bán đến chợ lên tới trên 5.000 – 7.000 người. Do quy mô chợ lớn và hoạt động buôn bán sầm uất, chợ hiện có 96 cán bộ công nhân viên thuộc Ban Quản lí chợ Đông Ba.

Khu bán gà vịt của chợ Đông Ba năm 1914.

Khu bán gà vịt của chợ Đông Ba năm 1914.

Đến thăm chợ Đông Ba, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tất cả những đặc sản xứ Huế từ mè xửng, chè tim sen…; các món ăn đặc sản như bún bò, cơm hến, bánh khoái, bánh lọc, bánh nậm, chè hạt sen, chè cung đình… đến những sản vật, cây trái đặc sản như quýt Hương Cần, măng cụt Kim Long, thanh trà Lại Bằng, chè Truồi… hay những sản phẩm thủ công như đồ kim hoàn Kế Môn, đồ đồng Phường Đúc, đồ rèn Hiền Lương, nón lá Phú Cam… Hiện nay, chợ Đông Ba không thiếu những đặc sản ba miền, kể như ô mai, bánh cốm Hà Nội, bánh Nhãn Nam Định, nem Thanh Hóa, kẹo mạch nha Quảng Ngãi, rượu Bàu đá Bình Định, kẹo dừa Bến Tre,… với bao sản vật của các vùng đất khác trong cả nước.
Cảnh họp chợ ở chợ Đông Ba thập niên 1920.

Cảnh họp chợ ở chợ Đông Ba thập niên 1920.

Cổng sau chợ Đông Ba hướng ra bến thuyền sông Hương, thập niên 1920.

Cổng sau chợ Đông Ba hướng ra bến thuyền sông Hương, thập niên 1920.

“Đông Ba vẫn đó người ơi
Bên bờ Hương ngóng phương trời xa xăm
Thuyền xuôi Đập Đá thong dong
Mấy o áo trắng còn mong ai về…”

Chợ Đông Ba nhìn từ bên kia sông Đông Ba, thập niên 1920.

Chợ Đông Ba nhìn từ bên kia sông Đông Ba, thập niên 1920.

Mặt tiền chợ Đông Ba, khoảng 1940-1950.

Mặt tiền chợ Đông Ba, khoảng 1940-1950.

Các ki-ốt khu vực xung quanh chợ Đông Ba năm 1966.

Các ki-ốt khu vực xung quanh chợ Đông Ba năm 1966.

Các ki-ốt khu vực xung quanh chợ Đông Ba năm 1966.

Các ki-ốt khu vực xung quanh chợ Đông Ba năm 1966.

Một góc sông Hương nhìn từ máy bay với chợ Đông Ba và cầu Trường Tiền, 1967.

Một góc sông Hương nhìn từ máy bay với chợ Đông Ba và cầu Trường Tiền, 1967.

Hiện nay, chợ Đông Ba phải đối mặt với nhiều thách thức cơ sở vật chất bắt đầu xuống cấp nhiều, mặc dù đã được lãnh đạo và các ban ngành các cấp quan tâm đầu tư duy tu bảo dưỡng hàng năm. Địa bàn chợ phức tạp do xung quanh đều là đường giao thông nên việc bảo vệ gặp nhiều rất khó khăn, mặc dù chợ đã có nơi để xe & giữ xe đàng hoàng cho khách hàng nhưng hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, để xe trái nơi quy định trong giờ cao điểm vẫn còn xảy ra xong chưa kể một số đối tượng vẫn còn hành nghề móc túi tại chợ đặc biệt vào thời điểm đông đúc như tết nhứt cuối năm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động mua bán. Ngoài ra, để có thể tồn tại ở chợ các tiểu thương buôn bán tại chợ phải không ngừng thay đổi cả về tư duy cũng như đổi mới hình thức kinh doanh mới có thế cạnh tranh với các mô hình thương mại hiện đại hoá như bây giờ. Mặt khác góp phần vào mục tiêu phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Chợ Đông Ba ngày nay

Chợ Đông Ba ngày nay

 

Tư liệu tham khảo: (1), (2), (3) ,(4), Tinh tế

Lịch âm dương

Ngày:
RadDatePicker
Open the calendar popup.
Tháng 11 Năm 2024 21 Thứ Năm
Ngày Tháng Năm
21 10 2024
Kỷ Sửu Ất Hợi Giáp Thìn