Nói riêng về tế tự đối vối gia thần, gia tiên, từng nhà từng họ, thời nay đã khác xưa nhiều: Từng nhà thì phố biến là nghi thức thắp hương, khấn vái thay cho lễ hưng bái, phần hương, sái tửu, điểm trà, đọc chúc văn… đôi với họ thì phạm vi rộng lốn hơn, uy nghi hơn.
Thời xưa lễ tổ còn phải dùng điển tế (nghi thức tế cao hơn lễ). Tế phải có nhạc, có trống chiêng, có quỳ bái điển đọc, có sơ hiến, á hiến, tam hiến tuần, mọi động tác phải tuân theo đúng lời xướng và tiếng trổng, tiếng chiêng. thời gian hành lễ, phải một đến hai tiếng đồng hồ mới xong nhiệm vụ của người chủ tê và bồi tê, chưa kể thời gian từng chi một, từ lớp thúc phụ đến lớp con cháu lần lượt vào vái lạy, mỗi người bôn lạy, ba vái.
Thời nay nhiều họ đã đổi mới. Nghi thức tế tự trong họ hàng năm rất uy nghi rầm rộ, tất cả con cháu xa gần, trai gái, dâu rể, nội ngoại đều đến dự đông vui. Thay thê nghi thức lễ tế ngày xưa (như đã nói trên) bằng nghi thức tương niệm công đức tố tiên: trình bày tiểu sử và công trạng Thuỷ tồ cùng các vị tiên tổ, làm lễ dâng hương hoa, và mặc niệm. Kêt thúc buổi lễ tộc trưỏng đọc lời chúc tụng các vị cao lão trọng họ, trình bày chủ trương kê hoạch năm sau và phát lời kêu gọi dặn dò con cháu.
Những năm gần đây có một số họ, một só địa phương theo xu hướng phục cố tiên hành lễ tê có quỳ bái điển đọc như xưa, tất nhiên không thế uy nghiêm như lớp cha ông ta tiến hành trước đây song cũng khá cầu kỳ tôn kém. Vấn đề hiện nay nhiều người nhiều nơi còn bàn cãi là: Họ ta nên tế tổ theo nghi thức củ hay mới? Theo quan niệm của các cụ ngày xưa: Tế thần như thần tại. Khi tê tố phải tưởng tượng như các vị là từ Thuỷ tổ đến các vị tiên tố các đời đang ngồi trên bàn thờ nhìn con. Các họ tiến hành theo lệ cũ cũng có ý nghĩa nhắc lại cho con cháu đòi nay biết không khí trang nghiêm mà cha ông ta đã tiến hành ngày trước. Trong nghi thức cũng có những động tác có tính chất biểu tượng mà thôi. Thí dụ: Trước khi vào tế, chủ tế và bồi tế phải làm lễ rửa tay (quán tẩy sở), chủ tế và bồi tế phải cùng với hai người chấp sự đi lễ vật xem ấm chén mâm bàn đã trang nghiêm tinh khiết chưa? Trong bài xướng có một mục gọi là “uế mao huyết”. Người chấp sự đi kèm vối chủ tế đem một cái đĩa trong đó có đựng sẵn vài cái lông (bò, gà, lợn) cùng với 1 chút huyết đã đế sẵn trên bàn thờ đem xuống vứt bỏ đi, coi như đó là vật uế’ tạp phải vứt đi trước khi hành lễ.
Trong bài xướng lại mục “ẩm phước, thụ tộ” sau ba tuần rượu cúng xong với ý nghĩa thần linh hay Thuỷ tổ, tiên tổ đã hương lễ xong, nay ban cho con cháu được hưởng lộc. Người chủ tế sau khi nghe xướng “ẩm phước, thụ tộ”, bước lên quỳ trước hương án, hai người chấp sự hai bên bước lên nhận mọi chén rượu và miếng thịt vai (tộ) đặt sẵn ở bàn thờ cao nhất, đi xuổng quỳ dâng cho chủ tế. Chủ tế cầm vái mọi vái và uống liền ăn liền, có nghĩa là uổng cho thần linh chứng kiến, (phong tục này ảnh hưởng của Trung Quốc). Chén rượu và miếng thịt vai là hai thứ quý nhất trong lễ vật, (Việt Nam dùng miếng trầu thay chi’ miếng thịt, vì ăn thịt nhai nhồm nhoàm trong khi đang cúng rất bất tiện, hơn nữa trong văn hoá dân tộc ta có miếng trầu có vị trí cao quý).
Tất cả những động tác trên chỉ là biểu tượng của lòng thành kính. Việc theo nghi thức cũ hay mới là tuỳ từng họ. Những năm gần đây có đội hành lễ chuyên nghiệp do loàn phụ nữ đóng, có áo mũ hài hốt rất đẹp, động tác lon xuống quỳ bái rất chuẩn, rất hợp điển, hợp nhạc chuyên phục vụ lễ hội các địa phương. Nhiều dòng họ cáu kỳ còn mòi những đội này về tế lễ trong ngày giỗ tổ. Tế theo nghi thức cũ thì phải có chủ tế, bồi tế, điển, độc, người đánh trống đánh chiêng… phải có khoảng một hai chục người chấp sự trong họ biết làm. Song quan trọng nhất vẫn phải phổ biến giáo dục cho con cháu biêt ý nghĩa buổi lễ, đừng để lớp trẻ coi như làm trò diễn kịch mà giảm lòng thành kính mất đi không khí trang nghiêm.
Lễ hợp tự Hợp tự ở đây có nghĩa là: Rước tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của lừng tiểu chi.
– Theo phong tục cổ truyền: Năm đòi tống giỗ, hay “Ngủ đại mai Thần chủ” (đến đòi 5 thì chôn Thần chủ) hực chất chỉ có 4 đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đòi 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố đời 4), và kỵ (hay can đời 5). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa, mà rước tất cả Thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tê một lượt. Thần chủ được đề là hiển khảo, hiển tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu tích tôn cúng ông bà, đối Thần chủ là hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp lục thờ cụ (cố) là hiển tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít thờ kỵ (can) là hiển cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau 5 đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn Thần chủ đó đi, trong nhà thờ tố chỉ để duy nhất có một ngôi Thần chu cao nhất (Thuỷ tổ hoặc tiên tố bậc cao nhất của nhà tho chi đó, gọi là “vĩnh thê Thần chủ”).
– Theo phong trào Duy Tân (đầu thế kỷ XX): Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tê chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong tục đó còn có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng… nối dòng qua nhiêu đời mới được thờ ở nhà thờ chính. Vì vậy con, cháu, những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều thờ lốp con thứ, lốp cháu thứ, lốp chắt thứ… Nêu cứ tho tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cá nhà ở của người trần.
Chính vì lẽ trên nên hồi đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nhiều nơi đã có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ. Dẫu cửa trưởng hay cửa thứ, sau khi mất hết vòng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà tho chung của họ. Linh vị xếp theo thế thứ trên dưới. Don ngày giỗ người nào, thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ. Việc hợp tự như vậy, trước là hợp vói tâm linh,con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cõi âm, sau nữa là thuận tiện cho việc chung sức hương khói, gắn bó thêm mối tình thịt trong nội thân.
Song thực tế cũng có những ghi đình, kinh tế dồi dào hơn, lại ở cách xa nhà thờ, đi lại bất tiện, họ cúng riêng tiện hơn nên không hợp tự, ngày nay nên vận động hợp tự theo nguyên tắc toàn tự nguyện.
Sưu tầm