Nguồn cội dòng họ Cao và những nhân vật tiêu biểu
By Gia phả Việt [quehuongtoi.vn]

Tính từ thủy tổ Cao Lỗ (?-179 TCN) đến nay, họ Cao đã trải qua 2300 năm với trên 90 đời con cháu, chắt, chút… Các chi họ Cao đã phát triển thêm nhiều cành, nhánh với hàng vạn nhân khẩu định cư trải dài trên nhiều địa phương trong & ngoài nước.

Bảng gỗ đỏ sơn chữ vàng do vua nhà Nguyễn ban tặng cụ Cao Xuân Dục.

Bảng gỗ đỏ sơn chữ vàng do vua nhà Nguyễn ban tặng cụ Cao Xuân Dục.

Họ Cao Việt Nam - những nhân vật tiêu biểu:

Tính từ thủy tổ Cao Lỗ (?-179 TCN) đến nay, họ Cao đã trải qua 2300 năm với trên 90 đời con cháu, chắt, chút… Các chi họ Cao đã phát triển thêm nhiều cành, nhánh với hàng triệu nhân khẩu, họ sống định cư, trải dài trên nhiều địa phương trong & ngoài nước. Cụ thể như sau:

1/- Cao Lỗ (?-179 trước Công nguyên): còn gọi là Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần. Ông là một tướng tài của Thục Phán - An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
 
Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều mũi tên, các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.

Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài". Dấu vết này đến nay vẫn còn ở góc đông bắc ngoài thành Cổ Loa.

Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước. Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (một lần bắn được nhiều mũi tên), còn gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên vua Thục - An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.

Ở vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây, có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng rừng núi (bán sơn địa). Quyết định dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ. Việc định cư tại đồng bằng đã chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực chính trị, xã hội và kinh tế.

Để xây dựng kinh đô mới cho nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã tín nhiệm giao cho tướng Cao Lỗ nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy xây dựng thành Cổ Loa, nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự, chống lại các cuộc xâm lược của người phương Bắc.

Tục truyền rằng, thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh nhiều vòng dưới chân thành. Thục Phán - An Dương Vương nhìn thấy vậy, bèn cho xây thành theo dấu chân thần Kim Quy. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thủy binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho việc phòng thủ thành Cổ Loa.

Bên cạnh việc xây thành Cổ Loa, Cao Lỗ cũng là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều nhiều mũi tên, với các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Uy lực của nỏ liên châu rất mạnh, nên sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ".

Lăng mộ Cao Lỗ Vương ở xã Vạn Ninh (Gia Bình, Bắc Ninh).

 


Người dân làm lễ ở Đền thờ Cao Lỗ Vương (xã Cao Đức, Gia Bình).

Ngày nay, tại thôn Ái Mộ, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm; tại xã Quảng An, huyện Từ Liêm, Hà Nội; tại Bình Than tỉnh Bắc Ninh; tại Diễn Châu Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đền thờ Cao Lỗ ở trong chùa Giác Hạnh, tại địa chỉ số nhà 51 đường Ông Ích Khiêm, thuộc quận 11.

2/- Cao Quýnh (1449-1535): Thám hoa Cao Quýnh, người làng Phú Trung, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ông nổi tiếng học thông biết rộng. Trong suốt cuộc đời làm quan, ông luôn chăm lo công việc triều chính, đề xướng chính sách lương thực, mở mang thủy lợi, tạo điều kiện cho nông nghiệp nước nhà phát triển, được người đời khen ngợi. Ông đỗ Đệ Nhất Giáp Tiến Sĩ năm 1475, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Khi mất, mộ ông được an táng tại xứ Mả Tây, thôn Xuân Lôi, xã Diễn Thành, Nghệ An.

Vua Tự Đức thứ X (1857), đã ban sắc phong ông là Tuấn Lương Thần; Triều Nguyễn - Vua Thành Thái năm thứ XVI, xét công trạng của ông cũng đã sắc phong với nội dung: “Sắc cho thôn Tú Mỹ, xã Hạnh Lâm, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An phụng sự Thám hoa Đông các đại học sỹ Cao tướng công tôn thần, hộ quốc giúp dân, tỏ rõ linh ứng”. Trước đây chưa được ban cấp sắc phong, nay Trẫm vâng mệnh nối ngôi báu, nhớ tới ơn thần ban phong là: “Trác vĩ dục bảo trung hưng thượng đẳng thần”, chuẩn cho phụng sự như cũ. Thần hãy bảo vệ con dân của Trẫm. Kính cẩn! (ngày 25/11 năm Thành Thái thứ XVI -1904).

Nhà thờ của Thám hoa Cao Quýnh tại xóm 8, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu có hai tòa: hạ điện và thượng điện. Nội thất có nhiều hiện vật quý. Long ngai bài vị ông có vị hiệu: Thần tổ hội nguyên đình tứ Thám hoa Đông các đại học sỹ, cao tặng tuấn lương tước phong Trác vĩ dực bảo trung hưng thượng đẳng tối linh tôn thần. Tại nhà thờ còn có lọng vàng, 2 bức đại cổ sơn son thiếp vàng do hội văn huyện Diễn Châu kính tặng, 2 thẻ thượng đẳng khôi khoa, 2 hàng gươm giáo 8 ngọn, 6 cặp câu đối, các bộ trống, chuông đồng.

Gia phả (Dịch từ chữ Hán) họ Cao Quan Thám hiện lưu ở nhà ông Cao Hoa, tộc trưởng, xóm 8, Diễn Thành, Diễn Châu. Sắc phong và bản dịch để trong nhà thờ họ Cao Quýnh, ở Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An.

Sách Khoa bảng Nghệ An ghi: “Cao Quýnh người xã Cao Xá (nay là xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu) thi Hương đậu nhất cử (giải Nguyên), 37 tuổi đậu Đệ nhất giáp cập đệ Tam Gianh (Thám Hoa) khoa Ất Mùi Hồng Đức thứ VI (1475) đời Lê Thánh Tông. Ông nguyên có tên là Lỗ (Cao Lỗ), được ngự bút của vua sửa tên là Quýnh (Cao Quýnh), làm quan đến Đông các đại học sỹ. Sắc phong của vua Thành Thái cho Thám hoa Cao Quýnh (Hiện còn lưu tại nhà thờ ở Diễn Thành, Diễn Châu).

Nhà thờ của Thám hoa Cao Quýnh đặt tại xóm 8, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu có hai tòa: hạ điện và thượng điện. Nội thất có nhiều hiện vật quý. Long ngai bài vị ông có vị hiệu: Thần tổ hội nguyên đình tứ Thám hoa Đông các đại học sỹ, cao tặng tuấn lương tước phong Trác vĩ dực bảo trung hưng thượng đẳng tối linh tôn thần. Tại nhà thờ còn có lọng vàng, 2 bức đại cổ sơn son thiếp vàng do hội văn huyện Diễn Châu kính tặng, 2 thẻ thượng đẳng khôi khoa, 2 hàng gươm giáo 8 ngọn, 6 cặp câu đối, các bộ trống, chuông đồng.

Gia phả - Dịch từ chữ Hán họ Cao Quan Thám hiện lưu ở nhà ông Cao Hoa, tộc trưởng, xóm 8, Diễn Thành, Diễn Châu. Sắc phong và bản dịch để trong nhà thờ họ Cao Quan Thám, ở Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An.

Sách Khoa bảng Nghệ An ghi “Cao Quýnh người xã Cao Xá (nay là xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu) thi Hương đậu nhất cử (giải Nguyên), 37 tuổi đậu đệ nhất giáp cập đệ Tam Gianh (Thám Hoa) khoa Ất Mùi Hồng Đức thứ VI (1475) đời Lê Thánh Tông. Ông nguyên có tên là Lỗ (Cao Lỗ), được ngự bút của vua sửa tên cho là Quýnh (Cao Quýnh), làm quan cho đến Đông các đại học sỹ.

Sắc phong của vua Thành Thái cho Thám hoa Cao Quýnh (Hiện còn lưu tại nhà thờ ở Diễn Thành, Diễn Châu).

3/- Cao Dương Trạc (1690-1753): Nguyên quán Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: ông đỗ đồng Tiến sĩ năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (Ất Mùi 1715) triều Lê Dụ Tông (1705-1729), làm quan Thượng thư ở bộ Hộ, sau chuyển sang bộ Lại. Ông là người ưa thích văn học, được vào cung bàn luận thơ phú. Năm Vĩnh Hựu (Ất Mão 1735), ông được tiến chức Thượng thư bộ Binh. Năm Bính Dần (1746), triều Cảnh Hưng thứ 7, vào tuổi 56, ông chuyển sang làm Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ. Sau ông từ chức Thượng thư bộ Lễ, ra làm Đốc đồng Thanh Hoá. Khi mất, ông được tặng hàm Thiếu Bảo.

4/- Cao Huy Dật (1707-1749): Nguyên quán Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: Ông đậu Nho sinh trúng thức, chức Phụng Thị Văn Nội Giảng. Ông là cháu ruột, gọi Thượng thư Cao Dương Trạc là chú. Năm 1747, ông được thượng thư Cao Dương Trạc ủy thác viết gia phả họ Cao (CAO DƯƠNG GIA PHẢ TẬP)

5/- Cao Tư (1744-1818): Ông sinh năm Giáp Tý, mất năm Kỷ Mão, thọ 75 tuổi. Nguyên quán Hoa Cầu, Văn Giang, Hưng Yên (nay là Hà Nội). Ông làm quan võ dưới triều Lê trung hưng. Khi mất, được phong tước Thái Bảo Thọ Quận Công - Phó Quốc. Tổ phụ cụ Cao Tư là Cao Thụy Tín Mỹ di dời từ xã Hoa Cầu vào lập nghiệp ở Thành Hóa. Sinh thời, cụ Cao Tư cho dời mộ cụ tổ Cao Thụy Tiến Mỹ từ Thanh Hóa ra an táng tại thôn Công An, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Cụ cho con cháu đến định cư và xây dựng nhà thờ ở đó. Hiện nay, cụ Cao Thanh, trưởng chi họ Cao ở xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Sơn Tây xưa (nay thuộc Hà Nội) đang còn lưu giữ cuốn Cao Tộc Phả Ký. Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: chi họ Cao ở Văn Giang là chi thứ. Chi họ Cao ở Sủi, Phú Thị là chi trưởng, có cùng nguồn gốc từ Họ Cao ở Bút Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Dòng họ cụ Cao Tư có đến 30 võ quan dưới triều Lê trung hưng. Năm 2003, Sở Văn Hóa Thanh Hóa đã cấp bằng công nhận cụ Cao Tư là “Danh nhân văn hóa” của tỉnh và được xây dựng đền thờ tại thôn Hoằng Lộc, Hoằng Phúc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

6/- Cao Đình Độ (1741-1810) & con trai là Cao Đình Hương: Nguyên quán Hoa Cầu, Văn Giang, Hưng Yên (nay là Hà Nội). Tổ phụ ông di đời từ xã Hoa Cầu vào lập nghiệp tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Những người thợ kim hoàn ở miền Trung đều coi hai bố con ông là tổ sư của nghề Kim hoàn, họ lấy ngày 7/2 âm lịch (ngày giỗ của ông Cao Đình Hương, người trực tiếp truyền nghề rộng rãi trong dân gian) làm ngày giỗ Tổ. Di tích nhà thờ Tổ nghề kim hoàn được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 168-QĐ/VH, ngày 2/3/1990 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

7/- Cao Huy Diệu (1786-?): Danh sĩ Thăng Long. Nguyên quán làng Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: ông đỗ Giải Nguyên khoa Đinh Mão (1807), đầu triều Nguyễn Gia Long, làm quan đốc học phủ Gia Định (nay là huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Ông là tác giả của Cấn trai thi tập và Việt điện u linh tập tục tiều bình (Thư viện Hán-Nôm A751 và A2879) hiệu là Vô Song, tự là Hồng Quế Hiên

8/- Cao Hữu Dực (1799-1859): Còn gọi là Cao Hữu Bằng hoặc Cao Hữu Phùng Nguyên quán gốc Thanh Hóa. Thủy tổ là cụ Cao Mác (Theo thế phả của dòng họ Cao Hữu, ông là người làng Thế Chí Đông 1, xóm Chùa, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Ông Đậu Hương Cống năm Minh Mệnh thứ 6 (1825) -Theo THỰC LỤC CHÍNH BIÊN, ĐỄ NHỊ KỶ, QUYỂN XXXIV. Ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ binh, Tổng Đốc An-Hà (An Giang & Hà Tiên) dưới thời vua Minh Mạng. Khi mất, được truy tặng Hiệp biện đại học sĩ. Con là Cao Hữu Sung làm quan đến Tuần phủ và là tác giả tuồng Nôm: Địch Thanh 1918.

Cao Hữu Dực giỏi về văn chương và là người khai sinh tuồng Ô Thước & tuồng Tống Tử Vân. Báo Nông Cổ Mín Đàm, số 417, ngày Thứ Ba 22 tháng Ba năm 1910 và những số kế tiếp, lúc chánh chủ bút Lê Văn Trung và phó chủ bút Nguyễn Chánh Sắt, có đăng tin quảng cáo như sau: Những tuồng mới in đây là của ông Cao Hữu Dực, cựu Tổng Đốc trấn tỉnh An Giang. Tuồng Ô Thước, bộ 4 thứ 0$80, tuồng Ngũ Hổ Bình Tây 1, 2, 3 giá 0$25, Tuồng Tống Từ Vân…có thể, ông cũng là tác giả vở tuồng Lý Thiên Long.

Cao Hữu Dực thi đỗ Cử nhân năm 1825. Năm sau làm Hành tẩu phòng văn thư. Năm 1833, làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Thự Bố chính. Năm 1837, được chọn làm Thị lang Bộ Binh, sung Hiệp tán ở Trấn Tây. Từng dâng sớ điều trần các việc trị an nơi đây. Năm 1840, tình hình biến động, ông bị giáng làm Viên ngoại lang Bộ Binh, vẫn giữ công việc Hiệp tán. Năm 1841, quân triều đình rút khỏi Trấn Tây, ông về làm Bố chánh An Giang, rồi bị truy lỗi, giáng xuống làm Tư vụ nhưng lãnh chức Án sát An Giang. Năm 1843, đổi về Gia Định rồi thăng Thự Tuyên phủ sứ Tây Ninh. Ông đã chiêu dụ người dân Kh’mer an cư, lập ấp, cấp cho họ trâu bò, nông cụ để giữ vững biên cương. Năm 1845, được về kinh đô Huế thăng hàm Thị lang Bộ Binh, rồi Thự tuần phủ An Giang, rồi Tuần phủ Hà tiên. Năm 1852, thăng Thự Tổng đốc An-Hà. Ông đóng góp nhiều công sức trong việc chiêu dụ nhân dân yên ổn làm ăn, trồng trọt. Năm 1859, ông lâm bệnh và mất. Được truy tặng Hiệp biện đại học sĩ, triều đình sai đưa quan tài về quê và cử quan đến tế.

9/- Cao Bá Quát (1809-1865): Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: Ông sinh tại làng Sủi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội – Là con trai Cao Huy Tham (1784-1850) là em song sinh với Cao Bá Đạt (1809-1855), nguyên Tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa.

Cao Bá Quát đỗ Cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831). (theo hồ sơ số H62/3 Quốc triều Hương khoa lục, quyển 01B, mặt khắc 77). Làm quan tới chức Giáo thụ phủ Quốc Oai. Sau ông cáo quan về quê chăm sóc mẹ già 68 tuổi. Cao Bá Quát là nhà cách mạng, quốc sư của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (1854-1855), chống lại triều đình Nhà Nguyễn.

Đương thời, Cao Bá Quát & Nguyễn Văn Siêu được vua Tự Đức ca ngợi là:

Văn như Siêu Quát vô tiền Hán,
Thi đáo Tùng Tuy, thất thịnh Đường.

Theo CAO DƯƠNG THẾ HỆ KÝ & CAO DƯƠNG HẬU PHẢ TẬP: Cao Bá Quát sinh tại làng Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội – Là con trai trưởng (chi Giáp Nhất) cụ Cao Huy Tham (1784-1850); Ông là em song sinh với Cao Bá Đạt (1809-1855), nguyên Tri huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821), là một danh y nổi tiếng lúc sinh thời.

Họ Cao ở làng Sủi vốn là một dòng họ lớn, người trong họ nối đời khoa bảng xuất thân; danh vọng nhất là tiến sĩ thượng thư Cao Dương Trạc làm quan đến Binh bộ Thượng thư, Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ…(Xem mục Cao Dương Chạc ở phần trên).

Từ nhỏ, Cao Bá Quát đã thông minh hơn người, ăn nói đanh thép, dáng điệu hiên ngang, chí khí khác thường. Lên năm tuổi, cha đã cho học chữ Nho. Ông học đâu nhớ đấy, lại thêm chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Mười tuổi, ông có tài “nhả ngọc phun châu”, đặt bút là thành thơ. Càng lớn lên, ông càng tỏ ra là người có khí phách khác thường, không chịu cúi đầu khuất phục cường quyền.

Cao Bá Quát được đánh giá là 1 trong 3 đại thi hào của nền văn học Việt Nam, sau Nguyễn Trãi & Nguyễn Du. Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, thành phố Hà Nội đã hoàn thành công trình xây dựng Nhà tưởng niệm Danh nhân Cao Bá Quát tại quê hương ông ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu quốc học thành phố HCM đã hoàn thành công trình nghiên cứu CAO BÁ QUÁT TOÀN TẬP (gồm 2 tập).

Năm 2013, nhà thờ họ Cao ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

 

Lịch âm dương

Ngày:
RadDatePicker
Open the calendar popup.
Tháng 7 Năm 2025 5 Thứ Bảy
Ngày Tháng Năm
11 6 2025
Ất Hợi Quý Mùi Ất Tỵ